
Tọa đàm
Lính Thợ Đông Dương bên Pháp trong Thế Chiến Thứ Hai
16. 6.2016 – 18h00
Hội trường l’Espace ( Trung tâm Văn hóa Pháp )
24 Tràng Tiền – Hà Nội
Vào cửa tự do
Dịch song song Pháp Việt
Diễn giả :
– Nhà sử học Dương trung Quốc,
– Đạo diễn Lê Lâm, tác giả phim “Công binh đêm dài Đông Dương”
với sự tham gia của những lính thợ
Trước Thế Chiến Thứ Hai bùng nỗ, chính quyền thực dân động viên, cưỡng bức hai vạn thanh niên Việt Nam sang Pháp thay thế công nhân trong các xưởng sản xuất vũ khí phải ra trận chống phát xít Đức.
Bị hiểu lầm là lính đánh thuê nên họ đã bị quân đội Hít Le hành hạ và bị các ông chủ bù nhìn Pháp bóc lột thậm tệ. Những lính thợ Việt đã phải sống một cuộc sống đày ải, bi thảm trên đất Pháp dưới sự thống trị của quân phát xít Đức. Họ chính là người đầu tiên trồng lúa, làm ra những hạt gạo ở Cà Mạc miền Nam nước Pháp.
Sống trên đất Pháp giữa chế độ thực dân mà lòng họ vẫn luôn nhớ về Việt Nam, họ góp công, góp sức ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy vậy một số người trong họ khi về nước đã bị hiểu lầm là kẻ phản quốc vì từng làm việc cho nước Pháp.
Một trang lịch sử oan ức, đau thương của những người lính thợ Việt Nam trên đất Pháp trong Thế Chiến Thứ Hai đã lùi vào dĩ vãng và đã từng bị xã hội lãng quên.
Một buổi chiếu bộ phim “Công binh, đêm dài Đông Dương” dành tặng khán giả sẽ diễn ra ngay trước hội thảo vào lúc 15h cùng ngày (16/6).
Table ronde
Les travailleurs indochinois en France pendant la 2nde Guerre mondiale
16.06.2016 – 18h00
Auditorium de l’Espace
Entrée libre
Traduction simultanée
Intervenants :
– Mr Duong Trung Quoc, député et historien
– M. Lam Lê, auteur-réalisateur du film « Cong Binh, la longue nuit indochinoise »
Avec la participation d’anciens Cong Binh
Le sort des vingt mille jeunes Vietnamiens recrutés de force par les autorités coloniales françaises à la veille de la Seconde Guerre Mondiale pour venir suppléer les ouvriers français partis au front. Une page occultée de la mémoire collective sur leur vie tragique dans la France occupée puis pendant la guerre d’indépendance menée par le peuple vietnamien au pays.
A la veille de la Seconde Guerre mondiale, vingt mille jeunes Vietnamiens étaient recrutés de force dans l’Indochine française pour venir suppléer dans les usines d’armement les ouvriers français partis sur le front allemand.
Pris à tort pour des soldats, livrés à la merci des soldats hitlériens et des patrons collabos, ils menaient une vie de parias sous l’Occupation. Ils étaient les pionniers de la culture du riz en Camargue. Considérés injustement comme des traîtres au Viêt Nam, ils étaient pourtant tous derrière Ho Chi Minh pour l’Indépendance du pays en 1945.
Une page de l’histoire entre la France et le Viêt Nam honteusement occultée de la mémoire collective.
Cette conférence sera précédée par la projection offerte du film « Cong Binh, la longue nuit Indochinoise », à 15h.
Thảo luận
Không có bình luận